Chính quyền địa phương Hành_chính_Việt_Nam_thời_Ngô

Tuy đại thắng quân Nam Hántrận Bạch Đằng nhưng lãnh thổ mà nhà Ngô quản lý chỉ còn 8 châu (so với 12 châu đầuthời Tự chủ) là[6][7]:

  1. Giao châu tương đương với vùng phía nam sông Hồngsông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên
  2. Lục châu tương đương gồm một phần phía nam Khâm châu (Quảng Tây, Trung Quốc) và dải đất dọc biển của tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Miền núi tỉnh Quảng Ninh vẫn là các châu ki mi (ràng buộc lỏng lẻo)
  3. Phong châu: được xác định vị trí ở ngã ba Bạch Hạc, phần dưới thung lũng sông Chảy, sông Thaosông Đà.
  4. Trường châu được xác định vị trí tương đương miền Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
  5. Ái châu tương đương tỉnh Thanh Hóa
  6. Diễn châu tương đương miền bắc Nghệ An gồm các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu
  7. Hoan châu tương đương các huyện phía nam Nghệ An và một phần tỉnh Hà Tĩnh
  8. Phúc Lộc châu được xác định vị trí tại phía nam Hà Tĩnh và Quy Hợp, Ngọc Ma phía bắc Hoành Sơn

Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về nước Nam Hán. Việc thu hẹp lãnh thổ phía bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Theo Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời: 4 châu này bị Nam Hán chiếm, nhưng không rõ vào thời điểm nào[8]. Theo Nguyễn Khắc Thuần trong Thế thứ các triều vua Việt Nam, không rõ căn cứ theo tài liệu nào: sau trận Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn giao 4 châu này cho Nam Hán "để tiện việc phòng thủ"[6].

Nhà Ngô vẫn phỏng theo bộ máy của chính quyền Trung Hoa trước đây. Những người đứng đầu các châu là thứ sử. Các đơn vị bên dưới kế thừa từ thời Tự chủ: gồm có giáp, xã. Đứng đầu giáp là Quản giáp và Phó tư giáp, đứng đầu xã là 2 người lệnh trưởng, chính và tá[9].

Đối với các châu ki mi ở phía tây bắc, Đào Duy Anh cho rằng thời nhà Ngô cai trị vẫn chưa đủ thực lực để có thể kiểm soát được khu vực này[8].